Tips làm bánh cốm tuyệt ngon!

Bánh cốm từ lâu đã trở thành đặc sản của đất Hà Thành. Khác với xưa kia, hiện nay, chúng ta có thể thưởng thức bánh cốm bất cứ lúc nào. Bạn biết cách làm món bánh dân dã này chứ?

Bánh cốm có nguồn gốc từ đâu?

Kể cả những người làm nghề lớn tuổi nhất hiện nay cũng không ai biết bánh cốm có tự bao giờ hay bàn tay tài hoa nào đã tạo ra món bánh dẻo thơm ấy!

Truyền thuyết kể lại rằng, bánh cốm là món dâng mà người nông dân làm ra để cảm tạ công ơn giúp đỡ của Sơn Tinh và Mỵ Nương, trước những đợt bão lũ do Thủy Tinh gây ra. Vì vậy, món bánh ấy còn tượng trưng cho sự sắt son của tình yêu giữa Sơn Tinh và Mỵ Nương. Đó cũng là lý do ta hay thấy bánh cốm xuất hiện trong các mâm sính lễ cưới hỏi của đám cưới truyền thống tại Hà Nội.

Bánh cốm không thể thiếu trong mâm sính lễ

Bánh cốm không thể thiếu trong mâm sính lễ

Trên thực tế, có người cho rằng bánh cốm xuất phát từ Hàng Than. Đây cũng là con đường có nhiều cửa hàng bán cốm nhất hiện nay với vô số các thương hiệu nổi tiếng. Hàng Than là một trong những tuyến phố được hình thành lâu đời nhất của xứ Kinh Kỳ và cũng đã chứng kiến sự phát triển của bánh cốm.

Gánh cốm bán rong trên phó Hàng Than

Gánh cốm bán rong trên phó Hàng Than

Cách làm bánh của ngày xưa vô cùng đơn giản, họ chỉ lấy cốm xào đường rồi gói thêm nhân đậu xanh, vậy là xong món bánh ngọt ngào, được lòng từ già đến trẻ. Thế nhưng, do sức sáng tạo không ngừng từ đời này sang đời khác, ta đã có được món đặc sản Hà Nội vang danh như hiện nay.

Cốm xào đường

Cốm xào đường

Các cửa hàng bánh cốm phố Hàng Than

Các cửa hàng bánh cốm phố Hàng Than

Bánh cốm được sinh ra xuất phát từ sự trân trọng, nâng niu hạt lúa non tinh túy và thay cho lời cảm tạ trời đất của những người làm nghề cốm.

Cách làm bánh cốm tuyệt ngon

Bánh cốm ngon là khi nó có màu xanh ngắt và mùi thơm của cốm, xen lẫn chút hương vị lá nếp. Nhân bên trong không quá ngọt nhưng phải dẻo, mềm và còn hơi ẩm. Nguyên liệu làm bánh cốm vô cùng đơn giản nhưng nó quý bởi cái công sức mà người làm đã bỏ ra. Dưới đây là tips làm bánh cốm tuyệt ngon cho ngày se lạnh mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Chuẩn bị nguyên liệu (Thành phần cho 10 cái bánh)

  • Cốm (ưu tiên cốm cuối mùa): 300gr
  • Đậu xanh bỏ vỏ: 50gr (Ngâm với nước khoảng 3 tiếng trước khi làm bánh)
  • Đường kính: tùy khẩu vị
  • Dừa nạo tươi (nếu thích, không có cũng không sao): 5-10gr
  • Dầu ăn: 15-20ml
  • Bột nếp rang (bột dùng làm bánh dẻo): 3 thìa canh
  • Lá dứa (lá nếp): 5-6 lá (khoảng 20gr)
  • Nước hoa bưởi thực phẩm: 10ml

Xem thêm cách chọn cốm ngon tại đây: Cách chọn cốm ngon

Dụng cụ cần có

  • Rây lọc
  • Chảo chống dính
  • Máy xay
  • Nồi
  • Túi nilon (túi bóng kính)
  • Bếp đun

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Xay nhỏ lá dứa cùng 100ml nước lọc rồi đổ qua rây, chắt lấy nước cốt.
Chắt nước lá dứa

Chắt nước lá dứa

  • Bước 2: Rửa cốm với nước sạch và ngâm vào nước lá nếp khoảng 1 tiếng.
Ngâm cốm với nước lá dứa

Ngâm cốm với nước lá dứa

  • Bước 3: Cho đậu xanh đã ngâm nở vào nồi, đổ xâm xấp nước, ninh nhừ với một chút đường. (Lưu ý: Đậu xanh khi sôi sẽ bị trào ra ngoài nên bạn nhớ canh bếp và đun nhỏ lửa để đậu không bị bén nồi).
  • Bước 4: Khi đậu đã chín nhừ thì xay nhuyễn. Cho đậu lên chảo chống dính, thêm 50gr đường kính (tùy khẩu vị), vài giọt tinh dầu hoa bưởi và sên nhân. (Khi sên, hãy đảo thật đều tay, cho nhỏ lửa để nhân không bị cháy và giữ được độ dẻo).
  • Bước 5: Sau 15-20 phút, bạn rắc thêm bột nếp rang và 1/2 thìa canh dầu ăn lên nhân và tiếp tục sên. (Nhân bánh cốm không cần sên lâu như nhân bánh trung thu, chỉ cần hơi dẻo là bạn có thể tắt bếp).
Nhân sau khi sên

Nhân sau khi sên

  • Bước 6: Đun sôi 300ml nước lọc với đường (tùy khẩu vị) trên chảo chống dính. Sau đó cho cốm (cả nước lá nếp + cốm) đã ngâm vào, đảo đều. Tiếp tục sên như lúc làm nhân. Giữa chừng, thêm ít bột nếp tương tự như trên để tăng độ kết dính. Tới khi cốm nhuyễn, vỏ dẻo là hoàn thành.
Sên vỏ bánh

Sên vỏ bánh

  • Bước 7: Chờ vỏ bánh nguội hẳn, bạn có thể tiến hành gói. Rạch phẳng túi bóng kính, phết một lớp dầu và trải đều vỏ bánh lên bề mặt. Sau đó thêm nhân rồi một lớp vỏ xanh lên trên cùng. Cẩn thận gói vào thật vuông vắn.
Các lớp bánh

Các lớp bánh

Trong quá trình làm, bạn có thể thêm dừa nạo tươi vào bất cứ phần nào (nhân đậu xanh, vỏ bánh, lớp trên cùng hoặc dưới cùng trước khi gói). Chờ bánh nguội hẳn là bạn có thể thưởng thức.

Trong thời gian đó, hãy nhanh chóng pha thêm một ấm chè mạn. Vị dẻo ngọt của từng miếng bánh, thêm một chén trà thơm, hơi chát thì không còn hương vị nào tuyệt vời hơn!

>> Xem thêm:

Mua bánh cốm ở đâu ngon?

Bánh cốm từ lâu đã trở thành một nét văn hóa cũng như phong tục tập quán của Hà Nội. Chính vì vậy, bạn có thể mua thứ bánh này ở bất kỳ đâu trên đất thủ đô. Cốm Quê Tôi là một trong những đại lý phân phối cốm Mễ Trì vô cùng uy tín.

Bạn có thể mua trực tiếp tại địa chỉ số 58 Mễ Trì Thượng, Nam Từ Liêm, Hà Nội hoặc đặt trực tiếp trên website. Chúng tôi luôn đảm bảo cung cấp tới bạn những sản phẩm cốm chất lượng nhất!

Vậy là bạn đã biết thêm cách chế biến món bánh cốm với các bước vô cùng đơn giản. Chúc bạn làm được những mẻ bánh ngon để chiêu đãi gia đình và người thân. Nhớ ghé Cốm Quê Tôi để mua cốm siêu ngon nhé!