Cứ mỗi độ Thu sang, cốm lại tràn ngập trên các con đường. Cốm là văn hóa Hà Thành. Tuy nhiên, cốm dẹp có bao nhiêu calo lại trở thành vấn đề đáng quan tâm của nhiều người.
Thắc mắc từ chị N.H gửi về: “Mình và gia đình rất thích ăn cốm. Bố mình bị tiểu đường. Liệu có được ăn cốm dẹp không? Hay chỉ cần kiêng xôi cốm? Mình cũng đang trong chế độ ăn kiêng và luyện tập thể thao. Mình không biết cốm dẹp có bao nhiêu calo để điều chỉnh thực đơn cho phù hợp. Mong bạn giải đáp giúp mình những vấn đề trên!”
Trước hết, cảm ơn chị N.H đã gửi câu hỏi qua trang liên kết của Cốm Quê Tôi. Để giúp chị trả lời câu hỏi này, chúng tôi xin phép được cung cấp những thông tin cơ bản sau.
Cốm dẹp là gì?
Cốm dẹp còn có tên gọi khác là om bóc. Loại thực phẩm này được tạo nên từ những hạt nếp thơm, dẻo và chưa đủ già để gặt hái. Cốm dẹp là món ăn truyền thống của đồng bào Khơ Me thuộc khu vực tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng. Xét về tính chất và hình thái, cốm dẹp cũng tương tự như cốm Hà Nội. Vậy với thành phần cấu tạo chính từ nếp thì cốm dẹp có bao nhiêu calo?
Thông tin liên quan: Cốm là gì?
Cốm dẹp có bao nhiêu calo?
Theo tài liệu nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g nếp có hơn 357 Cal. Dù cốm dẹp được làm từ nếp non nhưng vẫn mang đủ các hàm lượng dinh dưỡng như vậy, thậm chí là hơn. Vậy nên, chị N.H có thể dựa vào số liệu này để tính khoảng calo cho thực đơn của mình.
Thực tế, người đang ăn kiêng không nên sử dụng quá nhiều cốm hay các món ăn được chế biến từ cốm. Tuy nhiên, chị vẫn có thể ăn một lượng vừa đủ để bổ sung chất xơ và các dưỡng chất thiết yếu.
Xem thêm: Tác dụng của cốm?
Người tiểu đường ăn cốm được không?
Câu trả lời cho lo lắng của chị N.H là không nên cho người tiểu đường ăn cốm. Tuy nhiên, vẫn cần phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của bác trai. Nếu biểu hiện bệnh của bác ở thể nhẹ, chị vẫn có thể mua cốm để bác dùng cùng con cháu, nhưng chỉ nên dùng một lượng nhỏ. Sau khi ăn, nên đo đường huyết, nếu thấy các chỉ số thay đổi thì dừng ngay lập tức.
Chị N.H lưu ý, bác trai không cần phải kiêng cốm hoàn toàn, nhưng tuyệt đối không dùng các thực phẩm được làm từ cốm. Ví dụ như xôi cốm, bánh cốm, chả cốm hay chè cốm,… đây là những món ăn có lượng đường và dầu mỡ cao, không được khuyến khích cho bệnh nhân đái tháo đường.
Mong rằng chị N.H đã nhận được câu trả lời bổ ích. Cốm là đặc sản và tinh hoa ẩm thực Việt Nam. Nếu chị N.H vầ bác trai hạn chế dùng thì chị vẫn có thể mua về cho những thành viên khác của gia đình. Miễn là mình chú trọng hơn các khẩu phần ăn là được chị nhé!
Địa chỉ mua cốm ngon, chất lượng
Cốm Quê Tôi là đại lý phân phối chính hãng của Cốm Mộc Ngon 58 Mễ Trì Thượng. Nếu chị và bạn bè định mua cốm để làm quà tặng hoặc đổi mới thực đơn hàng ngày thì hãy đặt mua ngay trên website. Các mặt hàng của đại lý luôn đảm bảo chất lượng vệ sinh cũng như hương vị. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mục đích sử dụng, chúng tôi còn đóng gói bao bì theo yêu cầu khách hàng.
Nếu ai đang có nhu cầu tìm nguồn cung cấp nguyên liệu để kinh doanh chè cốm, bánh cốm,… Hãy liên hệ ngay với Cốm Quê Tôi. Ngoài bán lẻ, chúng tôi còn nhận những đơn đặt hàng số lượng lớn với giá cả phải chăng.
Thắc mắc cốm dẹp có bao nhiêu calo? Hay người tiểu đường ăn cốm được không đã được chúng tôi giải đáp (mang tính chất tham khảo) thông qua bài viết trên. Mong rằng chị N.H và các bạn có thêm những thông tin bổ ích! Bất kể thực phẩm nào cũng có mặt tốt và mặt xấu. Điều quan trọng là bạn cần biết cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Hãy quan tâm và thấu hiểu sức khỏe của chính bản thân mình!