Cốm xanh được phân loại như thế nào?

Cốm xanh là tên gọi đầy đủ của cốm – món ăn tinh hoa đất trời. Cốm được phân loại dựa trên mùa vụ thu hoạch. Một số loại được gọi theo tên địa phương sản xuất. Nhìn chung, cách thức gọi tên món ăn này đa dạng, theo đặc trưng mỗi vùng miền.

Cốm xanh là gì?

Mỗi độ mùa Thu về trên đất thủ đô, ta lại thấy sự xuất hiện của cốm tràn ngập các con đường nhỏ. Gió heo may se se lạnh, mùi hoa sữa thơm nồng đều như báo hiệu mùa cốm đã về. Khi những cây nếp non hơi uốn câu, người nông dân sẽ cắt lúa về để làm cốm. Vậy là món ăn mang đủ những nét tinh hoa truyền thống được ra đời.

>> Xem thêm: Cốm là gì?

Nếp non được thu hoạch về làm cốm

Nếp non được thu hoạch về làm cốm

Phân loại cốm xanh

Tại miền Bắc, một số nơi làm cốm có thể kể tới như Hà Nội, Thái Bình, Tú Lệ, Bắc Hà,… Đôi khi người ta hay gọi cốm Hà Nội hay cốm xanh Tú Lệ là vì vậy. Quy trình làm cốm đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ những người có tay nghề. Nhìn chung, cốm được phân loại như sau:

Theo vụ mùa

Thành phẩm cốm thường được chia làm 3 loại dựa theo vụ mùa thu hoạch: cốm đầu mùa, cốm giữa mùa và cốm cuối mùa.

  • Cốm đầu mùa: Là loại cốm được ưa chuộng nhiều nhất. Hạt nếp được thu hoạch ngay đầu mùa. Khi các hạt vẫn còn mọng sữa và rất mẩy. Thành phẩm nhờ vậy mà thơm dẻo và ngon hơn.
  • Cốm giữa mùa: Những người nông dân sẽ thu hoạch hạt nếp vào giữa mùa, khi các hạt đã đông sữa. Cốm vụ mùa này thường được sử dụng để làm các món như chả cốm, xôi cốm,…
  • Cốm cuối mùa:  Hạt gạo nếp cuối mùa thường to và cứng cáp, gần giống với nếp thường. Cốm mùa này được sử dụng làm cốm khô, chè cốm,… và một số món ăn giàu dưỡng chất khác.

Theo cách chế biến

Trong quá trình chế biến, người làm sẽ tiến hành chia cốm xanh ra thành các loại để bán. Tùy mỗi thành phẩm sẽ có giá thành chênh lệch khác nhau.

  • Cốm hồ: Sau khi được sàng cho sạch trấu, cốm sẽ được giã thêm với lúa non. Nhờ vậy, sản phẩm bán ra sẽ ướt và dẻo hơn.
  • Cốm rón: Hay còn gọi là cốm vón. Khả năng thu được loại này khá ít, thường tạo ra khi giã cốm. Trong quá trình làm, người giã phải sử dụng đôi bàn tay uyển chuyển để các hạt không bị nát. Tuy nhiên, vẫn có những hạt nếp tự vón vào với nhau. Từ đó, ta có cốm rón trông to như hạt đỗ, ăn có vị béo ngậy.
  • Cốm lá me: Đây là loại cốm rất ngon nhưng lại có số lượng khá ít. Chúng được tạo ra ngay trong bước giã và xảy. Khi thực hiện đến bước cuối cùng, những mầm cốm mỏng nhất sẽ bay ra ngoài và tụ lại. Đó chính là cốm lá me, vì vậy số lượng thu được khá ít.

Theo vùng miền

Bên cạnh đó, ta còn có cốm dẹp – món ăn đặc trưng của người Khmer. Là 1 loại cốm xanh nhưng cốm dẹp được thu hoạch vào cuối mùa nếp và trước khi lễ mừng năm mới của người dân địa phương được diễn ra. Người dân Trà Vinh, Sóc Trăng,… còn có Lễ hội Ok Om Bok – hay còn gọi là Lễ cúng trăng, Lễ đúc cốm dẹp.

>> Xem thêm: Phân biệt cốm dẹp xanh, cốm nếp xanh

Cốm dẹp của người Khmer được gói trong lá chuối tươi

Cốm dẹp của người Khmer được gói trong lá chuối tươi

Cốm xanh khô là gì?

Cốm khô là hạt cốm đã được rang thêm để bốc hơi nước hoàn toàn. Hạt sẽ cứng hơn và có khả năng để trong thời gian lâu. Đây cũng được coi là 1 trong những cách bảo quản cốm. Bởi cốm khô sau khi rang hoặc sấy có thể chế biến thành nhiều món ăn rất ngon. Một trong số đó có thể kể tới cốm gạo, cá chiên cốm, trứng cốm,…

>> Xem thêm: Cốm khô dùng làm gì?

Cốm khô được rang tới khi bốc hết hơi nước

Cốm khô được rang tới khi bốc hết hơi nước

Để mua cốm non uy tín, chất lượng, hãy đặt hàng ngay trên website Cốm Quê Tôi. Chúng tôi còn cung cấp các món ăn liên quan đến cốm xanh như chè cốm, xôi cốm, chả cốm,… Tại đây, bạn sẽ mua được sản phẩm ưng ý với mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường. Mọi thông tin về mặt hàng đều được niêm yết công khai trên trang web.