Phân biệt cốm dẹp xanh, cốm nếp xanh

Cốm dẹp xanhcốm nếp xanh đều là những món ăn đặc trưng cho vùng miền. Làm sao để phân biệt hai loại cốm này một cách rõ ràng? Bạn có thể nhìn nhận và đánh giá theo các tiêu chí dưới đây! 

Nguồn gốc, xuất xứ

Về cơ bản, hai loại cốm này đều được làm từ gạo nếp. Tuy nhiên, mỗi nơi sẽ có một cách sản xuất và thu hoạch lúa ở những mùa khác nhau. Hơn nữa, màu sắc và chất lượng của cây lúa còn phụ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu.

Cốm nếp xanh là cách gọi quen thuộc của người miền Bắc. Có thể kể tới một số nơi như cốm Mễ Trì Hà Nội, cốm Làng Vòng, cốm Thanh Hương (Thái Bình), cốm Tú Lệ (Yên Bái), cốm Bắc Hà (Lào Cai),…

Cốm Tú Lệ có hạt mẩy và tròn trịa hơn

Cốm Tú Lệ có hạt mẩy và tròn trịa hơn

Trong khi đó, cốm dẹp là món ăn truyền thống mỗi dịp năm mới của người Khmer. Đặc trưng nhất là tại khu vực Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang,… Tại đây, người ta gọi cốm dẹp bằng cái tên “om-bok”. Giống như bánh chưng, bánh tét, đồng bào Khmer luôn giữ món ăn cổ truyền om bok và dùng để cúng, tế các vị thần linh.

>> Xem thêm: Cốm là gì?

Mùa thu hoạch

Cốm xanh được thu hoạch mỗi khi thời tiết chuyền bước vào mùa Thu. Khi ấy, tiết trời se se lạnh. Hương cốm hòa quyện chung với mùi hoa sữa, tràn ngập trên các con đường Hà Nội.

Trong khi đó, cốm dẹp được làm ra để chào đón lễ hội Chol Chnam Thmay – lễ đón mừng năm mới của người Khmer. Thông thường, lễ hội sẽ diễn ra vào khoảng giữa tháng 4 hàng năm. Vì vậy, lúa nếp sẽ được thu hoạch trước khoảng thời gian này.

Độc đáo lễ hội Chol Chnam Thmay của người Khmer

Độc đáo lễ hội Chol Chnam Thmay của người Khmer

Quy trình sản xuất

>> Xem thêm: Quy trình làm cốm nếp xanh

Về cơ bản, cách làm cốm dẹp của người dân miền Tây Nam Bộ không có sự khác biệt so với cốm nếp là mấy. Tuy nhiên, do thời điểm thu hoạch khác nhau nên thành phẩm sẽ khác biệt. Các bước làm cốm dẹp xanh cơ bản như sau:

  • Bước 1: Khoảng 10 ngày trước khi nếp già thì gặt lúa mang về. Đãi thóc và ngâm nếp trong nước. Theo kinh nghiệm được đúc kết, người làm cốm sẽ xem chất lượng và vớt nếp ra ngoài.
  • Bước 2: Rang cốm trong nồi đất. Mỗi lần chỉ rang 1 bát con và phải đảo thật đều tay. Cốm dẹp sau khi rang xong được cho vào cối và giã để xát vỏ.
  • Bước 3: Tiến hành vừa giã cốm, vừa sẩy hết vỏ ra ngoài tới khi hạt cốm được làm sạch hoàn toàn thì hoàn thành.

Trên đây chỉ là những bước mô tả tổng quan quy trình làm cốm dẹp của người Khmer. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn thì có thể tham khảo các đoạn phim tư liệu. Hoặc đi du lịch đúng mùa lễ hội Chol Chnam Thmay thì quả là điều may mắn!

Cách thưởng thức

Người Khmer có cách ăn cốm dẹp rất đặc biệt. Với cách chế biến này, cốm có vị thơm và ngậy vô cùng. Nếu muốn thưởng thức đúng phong cách miền Tây, bạn có thể làm theo các bước dưới đây:

  • Dừa nạo sợi, lấy 2/3 phần cùi để vắt lấy nước. Đun với đường tùy khẩu vị cho nước cốt dừa được sệt lại.
  • Ngâm cốm với nước từ 10-15 phút (hoặc lâu hơn). Sau đó, rưới nước cốt vừa đun lên trên và phủ dừa sợi.

Vậy là xong món cốm dẹp xanh kết hợp với dừa thơm ngon, vừa ngậy vừa bùi. Thông thường, khi ăn món này, người Khmer sẽ dùng thìa. Tuy nhiên, trong lễ hội Ok om bok (lễ cúng trăng), họ sẽ ăn bốc theo đúng kiểu truyền thống. Ngoài ra, tại địa phương, cốm dẹp còn được cuốn chung với bánh tráng ngọt hoặc bánh phồng.

Cốm dẹp trộn dừa cuộn bánh phồng

Cốm dẹp trộn dừa cuộn bánh phồng

Cốm nếp xanh ngoài Bắc thường được ăn trực tiếp ngay sau khi chế biến. Hoặc dùng kèm với chuối chín trứng cuốc. Ngoài ra, còn có thể chế biến thành các món như chả cốm, xôi cốm, chè cốm,…

Trên đây là các tiêu chí phân biệt cốm dẹp xanh, cốm nếp xanh. Mong rằng bạn đã có thêm những thông tin thật hữu ích. Bạn băn khoăn chưa biết mua cốm non ở đâu chất lượng? Hãy lên ngay website Cốm Quê Tôi đặt hàng ngay bây giờ! Chúng tôi luôn cam kết mức giá ưu đãi cùng sản phẩm vô cùng chất lượng.